Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Nguyên tắc mẹ cần biết khi dạy con cách từ chối

Thứ Sáu, ngày 31/10/2014 08:30 AM (GMT+7)

Sự kiện: Dạy con
Từ chối, là một kỹ năng mà mẹ luôn luôn phải tập cho trẻ đồng thời với việc dạy chúng biết cảm ơn
Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con. Chia sẻ những điều cần biết khi trẻ Ăn Dặm, hay những câu Truyện Cổ Tích hay cho bé.
Hôm qua đi chợ, tôi có tình cờ gặp cô bạn thân. Cô ấy kể rằng thứ tư vừa rồi có gặp cu Ben ở cổng trường, lâu ngày không gặp con nên muốn mua cho cu cậu mấy món đồ chơi. Nhưng khổ nỗi con lại từ chối ghê quá. Cô ấy hỏi tôi có dạy cu Ben không mà cu cậu còn bé đã biết cách từ chối rất khéo léo, không hề khiến cho đối phương cảm thấy mất lòng. Tôi mỉm cười gật đầu có.
Bài học dạy con cảm ơn và từ chối luôn luôn song hành trong cách dạy con của tôi. Thậm chí, từ chối còn khó hơn rất nhiều so với cảm ơn vì ngay cả với nhiều người lớn thì từ chối cũng là một kỹ năng sống không hề đơn giản. Khi nào trẻ cần từ chối và từ chối như thế nào là một vấn đề quan trọng thường gặp trong cuộc sống nhưng các bậc phụ huynh lại ít chú ý đến. Dạy con biết cách từ chối chính là cách mẹ bảo mẹ con tránh khỏi việc bị dụ dỗ bắt cóc khi không có bố mẹ ở bên.
Dưới đây tôi xin mách các mẹ 4 nguyên tắc tôi áp dụng khi dạy con nói lời từ chối
1Giải thích cho trẻ những trường hợp cần từ chối
Trẻ có thể không tự biết những lúc nào phải từ chối, do vậy cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu và giúp trẻ định nghĩa về những việc có thể và không thể. Từng bước, thông qua các tình huống khác nhau, trẻ sẽ dần dần học được cách nhận biết tình huống nào nên nhận lời tình huống nào nên từ chối.
Tôi luôn nhắc nhở Ben không nên hay không được phép nhận những món quà trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, món quà đó quá đắt tiền, không phù hợp với trẻ. Ở tuổi các con chỉ nên nhận những món quà có giá trị tiền bạc thấp. Bởi nhiều khi con không biết giữ gìn khiến cho những thứ đắt tiền trở nên lãng phí. Hơn nữa, việc thường xuyên nhận những món quà có giá trị sẽ tạo một thói quen không tốt cho trẻ, chúng sẽ sinh ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn với bố mẹ.
Thứ hai, món quà hay lời đề nghị từ người lạ, không rõ nguồn gốc. Trước những món quà như vậy, con tuyệt đối không được phép nhận. Tôi luôn dặn Ben rằng nếu con gật đầu đồng ý, con sẽ bị người khác bắt, bị đem bán khi đó con sẽ không được ở gần bố mẹ. Đây là lời dọa mà bố mẹ nên nói với con tránh trường hợp xấu xảy ra.
Thứ ba, khi chưa được bố mẹ cho phép. Con luôn phải ý thức rõ trong đầu rằng, làm bất cứ việc gì cũng nên hỏi ý kiến của bố mẹ hoặc người lớn trước, không được phép tự ý làm gì. Các con còn nhỏ, có thể chưa xác định được việc nào nên hay không nên làm, do đó cần phải có tự “tư vấn” của người lớn. Ben nhận thức rõ vấn đề này, nên khi con được ai đó tặng quà, cu cậu đều phải quay lại dùng vẻ mặt để dò hỏi ý kiến của bố mẹ.
Nguyên tắc mẹ cần biết khi dạy con cách từ chối - 1
Mẹ nên giải thích rõ cho con biết không phải lúc nào cũng được gật đầu nhận quà từ người khác (Ảnh minh họa)
2. Phải cảm ơn trước khi từ chối
Bài học dạy trẻ cách từ chối lịch sử cũng không thể không đề cập đến lời “cảm ơn”. Luôn phải dạy trẻ biết ghi nhận lòng tốt của người đề nghị. Đây là việc rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhớ. Việc cảm ơn sẽ giúp người bị tự chối không cảm thấy phật ý.
Tôi luôn dạy Ben trước khi từ chối bất cứ một món quà nào của người khác, con cần phải nhớ rõ cấu trúc câu “cảm ơn…nhưng”. Chỉ một câu nói đơn giản như vậy nhưng lại có thể làm hài lòng cả người từ chối và người bị tự chối.
Ngoài câu nói cảm ơn, tôi nhấn mạnh Ben phải có thái độ tích cự, thiện cảm trước người đối diện. Bởi thái độ cũng là một dạng ngôn ngữ đặc biệt có thể tác động mạnh mẽ đến người đối diện, nhất là khi đó là người bị từ chối. Kèm lời từ chối, con hãy nở nụ cười tươi thì không ai có thể trách cứ được. Nhưng ngược lại nếu con từ chối kèm theo sự căm ghét hay coi thường, thì con sẽ không bao giờ nhận được cảm tình từ người đối diện. Đừng tiếc một nụ cười để rồi làm mất lòng người khác.
3. Không được nhận xét về món quà
Bài học thứ 3 mẹ cần dạy con để có một lời từ chối lịch sự đó là không được nhận xét về món quà dù khen hay chê. Khi con khen, mà con vẫn không nhận quà, có nghĩa là con không thật lòng thích chúng. Hay khi bé chê bai chúng cùng lúc từ chối, thật sự bé sẽ bị đánh giá là một người bất lịch sự.
Tôi dạy Ben phải nhớ rõ rằng “chê bai điều gì ngay trước mặt họ là một việc làm không nên”, nó sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của con với người đó. Một khi con đã từ chối quà của họ thì đừng nên khiến họ tổn thương thêm khi “góp” vào vài câu “cháu không thích nó”, “nó xấu lắm”…
Thay vì từ chối chê bai, trẻ nên đưa ra lí do cho hành động của mình. Với trẻ, lí do đơn giản nhất là: “cháu chưa được phép của ba mẹ". Nhưng phải để chúng nói câu đó một cách tự giác, chứ không phải do người lớn bắt buộc. Lý do "cháu không được phép" sẽ là một lý do nghiêm túc và người đối diện sẽ không thể ép buộc chúng thêm. Khi bố mẹ đã định hướng con theo cách “không được làm gì khi chưa được phép” thì trẻ sẽ dễ dàng ý thức được điều nên làm khi đứng trước tình huống này.
4. Từ chối phải dứt khoát
Trẻ rất dễ "bị dụ" nên vấn đề quan trọng là chúng không được đổi ý khi người đối diện năn nỉ thêm vài câu hoặc món quà quá hấp dẫn. Với các trường hợp trẻ không có người lớn đi kèm, hãy cảnh báo chúng về những nguy hiểm có thể xảy ra khi chấp nhận yêu cầu của người lạ mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
Để con không dễ bị lung lay trước mọi lời mời gọi, ở nhà vợ chồng tôi thường lập ra một số tình huống để cho con đối phó. Mỗi tình huống con cần biết nên giải quyết ra sao, từ chối thế nào. Nếu con từ chối một cách nửa vời, điều này sẽ gây hại cho trẻ. Thứ nhất dễ lâm vào tình trạng nguy hiểm khi gặp những đối tượng xấu. Thứ hai, con sinh ra tính "cả nể", câu trước từ chối nhưng câu sau lại gật đầu. Tính "cả nể" của con sẽ khiến con bị mọi người "lợi dụng" vì họ biết rằng con không thể từ chối.
Cha mẹ chớ nên coi nhẹ bài học dạy con biết từ chối. Giáo dục nhân cách và đạo đức cho trẻ thông qua việc dạy trẻ cách từ chối sẽ giúp trẻ tự tin hơn, biết từ chối những yêu cầu của người lạ - một yếu tố đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi không có cha mẹ hay người lớn đi kèm.
Theo Thanh Loan (Khám phá)

Con sống thu mình....vì "bệnh dọa" của mẹ

Thứ Sáu, ngày 14/11/2014 16:55 PM (GMT+7)

Sự kiện: Dạy con
“Không chịu ăn - con ngáo ộp bắt”, “con không ngoan - bán cho bà đồng nát”…là những câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây ra nỗi ám ảnh trong lòng trẻ.
Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con. Chia sẻ những điều cần biết khi trẻ Ăn Dặm, hay những câu Truyện Cổ Tích hay cho bé.
Dạy con, dạy cháu có vô vàn cách, nhưng tôi không hiểu sao lại có nhiều người đem những lời đe dọa ra để bắt ép con đi vào khuôn mẫu do mình đặt ra. Không kể đâu xa, hàng xóm nhà tôi có một người mẹ rất ưa thích giáo dục con cái theo phong cách dọa nạt.
Do hai nhà sát vách nhau, cộng thêm miệng mỗi lần mắng con cô ấy đều nói rất to nên khó tránh khỏi việc bị tôi nghe thấy. Không chỉ một và rất nhiều lần tôi nghe thấy những lời lẽ không nên đem ra để nói với con, nhưng cô ấy lại nói một cách rất "trơn miệng". Ai đời mẹ lại nói với con "con không chịu ăn mẹ sẽ bán con cho bà đồng nát", "con còn chạy nhảy nghịch ngợm lung tung, mẹ sẽ cắt tay, cắt chân", "con còn gặm móng nữa là đầu ngón tay bị rụng đấy"...
Khi tận tai nghe được những câu nói đó, tôi vừa thường vừa lo ngại cho tương lai sau này của đứa bé. Không biết con bé sẽ cảm thấy gì, nghĩ gì khi nghe mẹ nói vậy. Tôi nghĩ rằng việc người lớn dọa nạt trẻ là biểu hiện của việc bất lực của bản thân trước con trẻ. Dường như người lớn đang lợi dụng việc trẻ còn bé chưa nhận biết được mọi việc nên thỏa mái vung ra những câu nói làm ảnh hưởng đến tâm trí và cách nghĩ của con. Một câu nói đơn giản của mẹ đã kéo đến một mảng tối trong cuộc sống của con.
Nhát dao vô hình khứa vào tâm hồn trẻ

Người lớn thường dọa nạt với mục đích buộc các bé phải ngoan. Tuy nhiên, có những câu dọa “quá đà” có thể ảnh hưởng đến tinh thần còn non nớt của bé, khiến bé sợ hãi, hoảng loạn thậm chí bị ám ảnh.
Trẻ nhỏ ngay từ khi bắt đầu biết bò biết lẫy đã phải nghe nhiều lời đe dọa mặc dù có hay không những ẩn ý trong đó. Trẻ nhỏ khi biết bò sờ tay vào ổ điện thì lập tức bị dọa ổ điện cắn đấy. Trẻ nhỏ khi chạy vào phòng tối không có ai thì ngay lập tức bị dọa: "có con ma trong đó", "vào đấy con ngáo ộp bắt"; trẻ không ăn thì dọa: "chú công an bắt bây giờ", "không ăn thì cho đi tiêm"; trẻ khóc dỗ không nín thì: "nín ngay không ông mặc áo đen bắt"… Chỉ từ những câu nói thoáng qua của mẹ đã vô tình ảnh hưởng đến tâm trí con. Khi nói xong mẹ có thể quên, nhưng trẻ thì sẽ nhớ nó như một nỗi ám ảnh.
Từ một câu dọa của cha mẹ, bé lập tức liên tưởng đến những điều gây sợ hãi khác như con sâu có nhiều nanh vuốt, có miệng rộng chuyên ăn thịt mà bé nhìn thấy trên tivi... Từ đó, bé sẽ sợ hãi, bất an, hạn chế khám phá và vui chơi. Có những nỗi sợ ở bé mà cha mẹ không biết được hoặc có biết thì khi giải thích bé cũng không hiểu hết được. Khi nỗi ám ảnh đã hình thành quá lớn trong lòng, dù cha mẹ có cố gắng giải thích ra sao cũng không làm vơi đi nỗi sợ hãi của con.
Nếu bố mẹ lạm dụng việc dọa nạt trẻ, có trẻ nhớ nhưng cũng có trẻ sợ hãi diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến bé thu mình lại với thế giới xung quanh. Một khi con đã thu mình vào thế giới riêng,  trở nên nghi ngờ, không có niềm tin vào cuộc sống. Bé ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài, thấy con gì bé cũng sợ, gặp ai bé cũng e dè, dần dần, con trẻ sẽ trở nên rụt rè, tự ti. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý và quá trình phát triển của trẻ.
Sống khép mình vì những nỗi sợ hãi đồng nghĩa với việc bé sẽ không có tuổi thơ. Tuổi thơ có ảnh hưởng rất nhiều tới lối sống và cách nghĩ của trẻ trong tương lai. Tuổi thơ tươi đẹp, trẻ sẽ có cái nhìn tích cự hơn về cuộc sống, nhưng nếu tuổi thơ con bao trùm trong sợ hãi và lo âu sẽ khiến trẻ cảm thấy cuộc sống không có một chút thú vị nào để rồi sinh ra những hành động tiêu cực.
Con sống thu mình....vì "bệnh dọa" của mẹ - 1
Nếu bố mẹ lạm dụng việc dọa trẻ sẽ khiến bé thu mình lại với thế giới xung quanh (Ảnh minh họa)
Có cái nhìn sai lệch về mọi thứ
Các bé ở lứa tuổi mầm non như tờ giấy trắng, người lớn vẽ sao thì tâm hồn bé thành như vậy. Thành thử việc mẹ hay đem mọi thứ ra để dọa nạt con vô hình chung sẽ khiến cho trẻ có cái nhìn lệch lạc về mọi thứ xung quanh.
Tôi chắc chắn rằng ông ngáo ộp hay ông ba bị là một trong những đối tượng đe dọa mà người lớn hay áp dụng với trẻ. Con không ăn ngoan, không chịu ngủ, không chịu vâng lời… bố mẹ ngang nhiên tung ra câu nói “nếu con…thì sẽ bị ông ba bị bắt”. Ông ngáo ộp, ông ba bị là ai? Điều này đối với trẻ rất mơ hồ. Người lớn dọa nhiều thành ra trẻ mặc định ngáo ộp, ba bị là kẻ đáng sợ, hay bắt trẻ con, rơi vào tay họ thì không bao giờ được về với bố mẹ nữa. Thực tế trên đời không hề tồn tại cái người tên gọi như vậy, nhưng chỉ vì một vài câu nói của người lớn đã biến một người không có thật trở thành một nỗi ám ảnh trong tâm trí trẻ thơ.
Bác bảo vệ, chú công an, là những con người cụ thể, có danh tính, có nghề nghiệp, có vai trò giữ trật tự trị an cho xã hội. Đáng lý ra, nếu không ca ngợi họ trước trẻ em thì người lớn phải chỉ ra vai trò, trách nhiệm của họ, và dạy trẻ rằng trong những tình huống nào thì gọi họ hỗ trợ. Nhưng ngược lại điều đó, rất nhiều người lớn lại lôi họ ra làm công cụ để có thể đe dọa trẻ, biến họ thành đối tượng có một sức mạnh ngầm đen tối, đáng sợ. Nếu trẻ không ngoan là bị họ bắt phạt. Trẻ sợ bị bắt nên khi nhìn thấy chú công an, bác bảo vệ, chúng sẽ không dám lại gần và tệ hại hơn khi gặp nguy hiểm trẻ cũng không dám nhờ họ giúp đỡ, bởi trong đầu trẻ sẽ nghĩ “họ là người xấu nên không thể giúp mình”.
Người lớn biết rất rõ rằng, trẻ từ 3 tuổi là có thể gửi đến nhà trẻ, trường mẫu giáo. Thay vì nói cho trẻ biết rằng ở đó con sẽ học được nhiều điều hay, các cô giáo dịu hiền sẽ thay mẹ chăm sóc, dạy dỗ con..., nhưng các mẹ lại thường dọa: “Con mà không nghe lời, mai mẹ cho đi học để cô giáo dạy dỗ con”, “mẹ không dạy được con thì để cô giáo dạy”. Vậy là, mẹ “hồn nhiên” mang đến cho trẻ những nỗi sợ hãi chỉ vì những lời dọa nạt rất vô lý. Nhiều bé chỉ nghe mẹ dọa đã không dám đi học vì trong mắt bấy giờ cô giáo cũng trở thành người xấu.
Mọi thứ đều có hai mặt, thuốc tốt mấy uống nhiều cũng nhờn
Nếu người lớn dọa nạt trẻ quá nhiều đôi khi sẽ phản tác dụng. Việc thỉnh thoảng dọa trẻ một vài câu để cho con đi vào nề nếp, có lúc cũng cần thiết, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều lâu dần thành thói quen, trẻ sẽ có phản ứng tiêu cực lại khi bị dọa nạt. Trẻ sẽ trơ lì, không chịu nghe lời, chúng sẽ coi những điều mẹ vừa nói là chuyện bình thường.
Hơn nữa, trẻ em ngày nay được cho là “khôn sớm”, vì hàng ngày, xem tivi, đi học, trẻ sớm có hiểu biết, sẽ phân biệt được đúng - sai và có cách phản ứng lại người lớn mỗi khi bị dọa một cách vô lý. Khi đó những câu mẹ hay dùng để dọa con sẽ mất tác dụng vì trẻ có thể nhận biết được bao nhiêu % sự thật trong câu nói của mẹ.
Điều tệ hại hơn là khi trẻ nhận biết được những lời người lớn nói không đúng, chúng sẽ quy đó là lời nói dối. Bố mẹ luôn cố gắng làm sao để dạy con ngoan, dạy con trung thực không được phép "dối cha lừa mẹ", nhưng thực tế bố mẹ lại là người "dắt tay" trẻ vào con đường dối trá. Trẻ con thường không ý thức được mọi hành động nên rất cần người lớn làm gương. Do đó trước mặt con trẻ, người lớn mắc sai lầm gì sẽ rất dễ dàng tạo ra một phiên bản như vậy.
Con sống thu mình....vì "bệnh dọa" của mẹ - 2
Nếu bố mẹ áp dụng cách giáo dục con cái này quá nhiều trẻ se có phản ứng tiêu cực lại khi bị dọa nạt (Ảnh minh họa)
Những kiểu dọa nạt thường cũng có tác dụng giải quyết ổn thỏa những tình huống nhất định, khi mà trẻ không chịu nghe lời, không chịu hợp tác với người lớn. Nhưng chắc chắn, đó không phải là cách ứng xử hay ho, càng không phải là phương pháp tốt để dạy trẻ hiểu điều phải – trái, đúng – sai, và hoàn toàn không tích cực trong việc rèn giũa tính cách cũng như bồi đáp tâm hồn cho trẻ.
Theo chia sẻ của độc giả thuminh...@.... (Khám phá)

Thấm thía lời dạy con của mẹ Việt

Thứ Năm, ngày 20/11/2014 11:20 AM (GMT+7)

Sự kiện: Dạy con
"Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày".
Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con. Chia sẻ những điều cần biết khi trẻ Ăn Dặm, hay những câu Truyện Cổ Tích hay cho bé.
Con gái yêu của mẹ. Con có biết không việc con có mặt trên đời là món quà vô giá mà Thượng Đế ban tặng cho mẹ. Mẹ không sao quên được giây phút con cất tiếc khóc chào đời, đó là khoảnh khắc mẹ sẽ luôn lưu giữ trong tim. Giờ nhìn con đang say giấc nồng bên cạnh, được nghe tiếng thở đều đặn của con mà mẹ lại tự mỉm cười hạnh phúc.
Trước khi có con, mẹ đã suy nghĩ và lo lắng rất nhiều về vấn đề làm sao nuôi dạy con tốt. Nhưng con yên tâm, dù mẹ có dạy con theo cách nào mẹ sẽ không biến mình trở thành một người mẹ độc đoán để rồi làm mất tuổi thơ của con. Đối với mẹ, hạnh phúc là khi con được khỏe mạnh, được vui vẻ, được làm những điều con muốn.
Đừng để mỗi ngày trôi qua vô ích
Con biết không, đời người không ai biết trước được ngày mai ra sao bởi nào có ai học được chữ “ngờ”. Chữ “ngờ” này lớn và rộng lắm con ạ, chúng ta khó có thể nhìn thấu và bao quát hết được. Nó đem đến cho con hai thứ là niềm vui và nỗi buồn mà không có thời gian, địa điểm chính xác, không cho con cơ hội chuẩn bị. Do đó con hãy biết trân trọng mỗi ngày mình đang có, đừng để thời gian của mình trôi qua trong vô thức.
Con hãy cố sống với niềm vui và làm những việc mà bản thân con cho là đúng. Sau mỗi giờ học căng thẳng, con có thể cùng bạn bè vui chơi, tham gia các câu lạc bộ để giúp con kết bạn và trưởng thành hơn. Mẹ sẽ không can thiệp quá sâu vào các lựa chọn của con vì chính bản thân con cần biết phải làm gì cho đúng.
Mẹ chỉ muốn con nhớ một điều “sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trọng và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con”.
Thấm thía lời dạy con của mẹ Việt - 1
Mỗi ngày con hãy sống và làm những điều con muốn, đừng để quỹ thời gian của con trôi qua vô ích (Ảnh minh họa)
Trên đời, không phải ai cũng tốt với con
Khi con lớn lên, con bắt buộc phải rời xa bố mẹ để bước chân ra ngoài xã hội. Bố mẹ không thể lúc nào cũng giữ được mãi con bên mình bởi con cần có cơ hội được gặp gỡ, được giao lưu học hỏi với những người khác. Đến lúc đó mẹ chỉ mong con hãy có một đôi mắt tinh tường để nhìn nhận mọi thứ một cách chính xác để có thể giữ mình một cách tốt nhất.
Tại sao mẹ lại muốn con luôn sáng suốt? luôn biết cách giữ vững mình? Đơn giản thôi con ạ bởi ngoài kia không phải ai hay bất cứ điều gì cũng là tốt với con. Con cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Trong số những người con quen sẽ có người tận tâm tận lòng giúp đỡ con, nhưng cũng có người đến với con vì bất cứ một cơ hội nào đó. Hãy nhớ, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.
Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ bố mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó.
Hãy biết nâng niu và trân trọng những gì con đang có
Con nên biết rằng mọi thứ con đang có là niềm mơ ước của rất nhiều các bạn trẻ khác bởi con có bố mẹ, con được đi học, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Do đó con hãy biết nâng niu, trân trọng và yêu thương những gì con đang có.
Con hãy luôn nhớ rằng không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy.
Không ai tên là “hoàn hảo”
Nhiều ông bố, bà mẹ hiện nay luôn nung náu trong lòng một ý định to lớn đó là biến con cái mình trở thành những đứa trẻ “hoàn hảo”. Mẹ không hề chê trách việc đó, nhưng liệu làm vậy là có lợi cho bản thân phụ huynh hay những đứa trẻ.
Một đứa trẻ “hoàn hảo” thì phải như thế nào? Đương nhiên phải luôn đạt thành tích cao trong học tập, phải có ngoại hình, biết gọi dạ bảo vâng. Nhưng liệu để được như vậy, trẻ sẽ phải đánh đổi bằng nhiều sự nỗ lực và gò ép. Với mẹ thì không muốn điều đó, mẹ sẽ không bắt con trở thành một đứa trẻ như vậy bởi từ “hoàn hảo” không tồn tại trong từ điển của mẹ. Con có thể mắc khuyết điểm, có thể không học giỏi, có thể không xinh đẹp nhưng chỉ cần con khỏe mạnh và vui vẻ.
Hãy biết ngã và đứng trên đôi chân của mình
Mỗi con đường con bước qua không phải lúc nào cũng được trải đầy hoa hồng hay thảm đỏ. Do đó, con cần học cách thích nghi với mọi hoàn cảnh, biết va chạm và biết chấp nhận khó khăn để đứng lên. Khó khăn chính là cơ hội để cho con được trưởng thành, nên con đừng ngại va chạm với mọi thử thách.
Khi con gặp khó khăn hay thất bại một việc gì đó, con đừng để nỗi buồn chiếm lĩnh quá lâu, hãy nhanh chóng lấy lại tinh thần và tự mình tìm cách đứng lên. Con hãy lấy nó làm động lực, làm bàn đạp để con lấy lại niềm tin và vững bước trên các con đường tiếp theo. Khi con ngã và đứng lên bằng chính đôi chân của mình, điều đó sẽ đáng tự hào hơn rất nhiều khi con yêu cầu sự trợ giúp từ người khác.
Cuối cùng, mẹ luôn muốn con ghi nhớ trong lòng rằng gia đình luôn là điểm tựa cho con. Dù con có đi đâu về đâu, có làm bất cứ việc gì thì gia đình luôn ở bên con. Khi con vấp ngã, khi con buồn đau hãy quay về bên gia đình để mọi người chia sẻ cùng con. Một cái ôm, một lời động viên của gia đình, mẹ tin đó sẽ là liều thuốc tốt nhất cho con.
Theo Chia sẻ của độc giả thanhloan...@... (Khám phá)

Dạy con dốt, không quát không...nhịn nổi

Thứ Tư, ngày 26/11/2014 11:44 AM (GMT+7)

Sự kiện: Dạy con
Bao công sức bỏ ra để giảng cho con, thằng bé vẫn "con không nhớ", "con không biết" khiến tôi không thể bình tĩnh.
Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con. Chia sẻ những điều cần biết khi trẻ Ăn Dặm, hay những câu Truyện Cổ Tích hay cho bé.
Những ai từng tiếp xúc với tôi đều có chung một nhận xét rằng tôi là một người vô cùng nóng tính và có phần cầu toàn về tất cả mọi thứ. Ngay cả chính bản thân tôi cũng ý thức rõ được tính cách có phần không được tốt đẹp lắm của mình, nhưng biết làm sao được khi tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố mẹ cũng là những người như vậy. Bạn bè tôi luôn hi vọng lúc lập gia đình và có con thì phần nóng nảy trong con người tôi sẽ nguội bớt, nhưng có lẽ tôi đã làm họ thất vọng.
Khi có con, tôi không cho phép mình được lơ là hay mềm lòng trước mặt con. “Thương cho roi cho vọt” là khẩu hiệu nuôi và chăm con của tôi. Các mẹ đừng vội trách tôi là một người mẹ “ác độc”, không ai dạy con mà chưa một lần đánh mắng con cả và đương nhiên tôi không phải trường hợp ngoại lệ, thậm chí tôi còn quát mắng con rất nhiều. Tôi không ngần ngại mắng con, nhưng quan trọng là từ những lời la mắng đó con có thể trưởng thành và ngoan ngoãn hơn.
Con trai tôi năm nay học lớp 3, cháu không phải là một đứa nhanh nhảu lắm trong việc tiếp thu kiến thức, do đó thành tích của con không được như tôi mong đợi. Hồi con lớp 1, tôi cứ nghĩ là do con chưa quen với nề nếp học tập, đang được vui chơi thoải mái, giờ phải ngồi học bài thì chắc là một bỡ ngỡ với con. Thằng bé không chịu ngồi yên, không tập trung nghe mẹ dạy mà cứ quay ngang quay ngửa. Mẹ thì khản cổ để giảng cho con mà con thì nhất quyết không chịu chú tâm khiến tôi rất bực mình. Nóng tính cộng mất kiên nhẫn nên nhiều lần không kiềm chế được đã mạnh tay đánh cho con vài cái.
Dạy con dốt, không quát không...nhịn nổi - 1
Tối nào tôi cũng phải phát mệt với công việc dạy học cho con (Ảnh minh họa)
Bị đánh, bị mắng thằng bé vừa khóc nức nở vừa ngồi chăm chú làm bài. Nhìn con khóc nhòe trang vở tôi cũng thương lắm nhưng biết làm sao được, không rèn nếp học cho con từ bé thì lên lớp hơn nữa sẽ không kịp. Con dù có khóc, dù có mệt cũng vẫn phải hoàn thành xong hết bài vở mới được đi ngủ. Những lúc như vậy, tôi không hề bỏ con một mình ngồi học, tối nào tôi cũng ngồi đợi con học xong mới đi ngủ.
Nhưng “giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, tôi cứ nghĩ con biết sai mà cố gắng vậy mà cứ càng lên lớp trên con vẫn chứng nào tật nấy, không ăn đòn thì không chịu học. Điều này đôi khi khiến cho tôi rất bực bình và có phần chán nản về con. Mỗi tối tôi phải gác hết công việc của mình để có thời gian ngồi dạy con học, nhưng không hiểu nó giống tính ai mà lại mắc cái bệnh hay quên, cứ học trước quên sau.
Giờ kiến thức con học càng ngày càng nhiều mà con cứ cái đà học trước quên sau như vậy thì làm sao bằng bạn bằng bè được. Bao công sức bỏ ra để giảng cho con, trong khi con trả lại cho tôi là câu nói ngắn gọn "con không nhớ", "con không biết". Một ngày đi làm vất vả, tối về thì đánh lộn bài vở với con khiến tôi không thể bình tĩnh trước con, không đánh mắng con không xong.
Đi họp phụ huynh, nghe cô giáo nhận xét về con mà tôi cảm thấy xấu hổ. Con tiếp thu kém tôi chấp nhận, nhưng đằng này đến chuyện bài vở, chữ viết cũng bị cô giáo chê trách càng khiến cơn phẫn nỗ trong người tôi bùng phát. Đi làm đã mệt lại bị xấu hổ trước các vị phụ huynh khác khiến tôi không thể giữ nổi bình tĩnh trước con. Tôi nhớ hôm đó, tôi đã đánh cho con một trận đau, và cấm không con không được ăn cơm tối mà phải ngay lập tức vào ngồi bàn học chép phạt bài, đến khi nào mỏi tay mới được cho nghỉ.
Thằng bé biết mẹ đang giận thì khóc lóc rồi rối rít xin lỗi mẹ, sau đó chạy ngay về phòng học. Tôi đứng lặng mình nhìn còn, biết mình vừa rồi có quá tay với con nhưng cơn giận không cho tôi kịp suy nghĩ. Nóng tính cộng với sự cầu toàn khiến tôi không thể bình tĩnh trong việc học hành của con. Chồng tôi đã nhiều lần khuyên tôi nên nhẹ nhàng dạy con, nhưng làm mẹ tôi nhận ra rằng thằng bé nhà tôi giờ không dùng biện pháp mạnh thì không khá lên được.
Các mẹ thử nghĩ xem giờ thời buổi này mọi người đều coi trọng kiến thức, con không giỏi, không xuất sắc thì rát dễ bị đào thải. Ngay từ nhỏ, con đã không chịu học hành tử tế thì sau này người khổ là chính bản thân con. Tôi không hề muốn con mình sau này trở thành một đứa vô dụng, nên dù có phải dùng đến đòn roi hay la mắng con để con giỏi giang hơn thì tôi cũng phải chấp nhận.
Theo chia sẻ của độc giả minhnguyet...@... (Khám phá)